Trang chủ / Tin tức / Tin tức Bất Động Sản / “Siết” tín dụng bất động sản

“Siết” tín dụng bất động sản

 

 

Thông tư 06/2023/TT – NHNN sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9 tới đây. Theo đó, Thông tư này sẽ hạn chế việc tiếp cận vốn phát triển dự án mới cũng như một số quy định được Doanh nghiệp cho là “siết chặt”, “làm khó”, đẩy Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tới khó khăn lớn hơn, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản.

 

Một trường hợp bị hạn chế tín dụng là vay để thanh toán theo hợp đồng góp vốn, hợp tác hoặc kinh doanh thực hiện dự án đầu tư nhưng ở thời điểm cho vay chưa đủ điều kiện bán hàng.

Cụ thể hơn, thông tư 06 đã bổ sung 4 trường hợp khách hàng (tăng thêm từ 6 lên 10 trường hợp) "có nhu cầu vốn không được cho vay tín dụng" vô tình dựng thêm "rào chắn", làm cho việc tiếp cận tín dụng khó khăn hơn so với trước đây. Trong đó, các khoản 8, 9 và 10 sẽ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế có nhu cầu vay vốn, bao gồm các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư bất động sản sẽ rất khó tiếp cận được tín dụng.

Những trường hợp bị hạn chế tín dụng có các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư. Quy định mới sẽ khiến họ rất khó tiếp cận tín dụng - vốn được xem là "phao cứu sinh" để vượt qua giai đoạn thách thức hiện nay.

Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tiếp tục bị thiếu dòng tiền, bị sụt giảm thanh khoản, thậm chí bị mất thanh khoản lại đang bị tắc các nguồn vốn khác. Cụ thể, doanh nghiệp bị tắc nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp hoặc bị tắc nguồn vốn huy động từ khách hàng. Do đó việc được tiếp cận nguồn vốn tín dụng là "chiếc phao cứu sinh" đối với các doanh nghiệp bất động sản.

Theo Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 06 nhằm vào mục đích kiểm soát sử dụng vốn đúng mục đích, giảm các rủi ro về xử lý tài sản đảm bảo. Cơ quan này cho rằng, việc góp vốn bằng cách mua cổ phần hoặc rót vào những dự án chưa đủ điều kiện pháp lý là nhu cầu vốn khó kiểm soát mục đích sử dụng tiền vay, không có cơ sở để đánh giá thường xuyên đối với tình hình tài chính, hoạt động, khả năng trả nợ của bên nhận vốn góp.

Trong văn bản đề xuất vừa gửi Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch HoREA cũng chỉ ra quy định mới chưa nhất quán với các văn bản hiện hành. Cụ thể, việc yêu cầu tổ chức tín dụng không được cho vay để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng vốn góp không đồng bộ với Nghị định 153 (năm 2020). Theo nghị định này, mục đích phát hành trái phiếu là thực hiện các dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ.

Trong bối doanh nghiệp bất động sản đang chật vật với khó khăn kéo dài thì theo các chuyên gia Thông tư 06 của NHNN có hiệu lực từ 1/9/2023 sắp tới vô tình tạo thêm một rào cản khiến dòng vốn khó đến được với doanh nghiệp, nguy cơ đẩy nhiều doanh nghiệp bất động sản vào tình trạng khó tiếp cận vốn vay.

Tuy nhiên, với Khoản 8 không cho vay để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom…ông Lực cho rằng cũng nên xem xét thêm vì hoạt động góp vốn, M&A của doanh nghiệp là khá phổ biến, nhất là giai đoạn hiện nay bởi nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Còn với Khoản 9, ông Lực cho rằng cần lưu ý là chỉ không cho vay đối với các khoản góp vốn hay hợp tác đầu tư/kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm Tổ chức tín dụng quyết định cho vay, chứ không phải tất cả.

Với Khoản 10 không cho vay để bù đắp tài chính, ông Lực cho rằng Thông tư 06 đã loại trừ trường hợp là khách hàng đã ứng vốn để trang trải chi phí thực hiện dưới 12 tháng; chi phí thuộc phương án vay vốn trung dài hạn để thực hiện dự án kinh doanh đó. Tuy nhiên, Thông tư cần làm rõ: Những chi phí này cần đáp ứng cả hai hay 1 trong 2 điều kiện này? Ngoài ra, việc vay vốn có thể để thanh toán các chi phí phát sinh khác cũng nên cân nhắc cho phép vì đây là nhu cầu chính đáng của bên vay.

Ngoài ra, HoREA cũng kiến nghị sửa đổi Khoản 10 theo đó gia hạn 12 tháng đối với quy định các Tổ chức tín dụng phải tuân thủ tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đến tháng 10-2024 thay vì 10-2023 (thông tư 22).

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ NHÀ TOÀN CẦU

Global Home

Trụ sở chính: 151 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM.

Điện thoại / Fax: (028) 3848 8666

Hotline: 0888 816 618

Email: info@globalhome.vn

Website: www.globalhome.vn - www.quanlytoanha.org - www.quanlychungcu.org

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin

Nhập email để nhận thông tin mới nhất từ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ NHÀ TOÀN CẦU GLOBAL HOME
Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi