Trang chủ / Tin tức / Tin tức - sự kiện / Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khơi thông nguồn lực

Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khơi thông nguồn lực

 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội điều chỉnh hiệu lực của luật Đất đai và 3 luật khác sớm 5 tháng, song yêu cầu Chính phủ cam kết không để tạo khoảng trống pháp lý, trục lợi chính sách, hợp thức hóa sai phạm, lợi ích nhóm.

 

Chiều 13.6, tiếp tục phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản, luật Các tổ chức tín dụng.

Theo tờ trình, Chính phủ đề xuất cho phép luật Đất đai, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1.8.2024. Riêng một số quy định chuyển tiếp tại các điều từ 253 đến 260 luật Đất đai cho phép có hiệu lực từ ngày 1.1.2025.

Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khơi thông nguồn lực - Ảnh 1.
 
 

Tương tự, nhiều chính sách trong luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản có thể thực hiện được ngay mà không cần phải hướng dẫn chi tiết. 

Còn luật Các tổ chức tín dụng có khoản 3, điều 200 và khoản 15, điều 210 có hiệu lực từ ngày 1.1.2025 (toàn bộ luật có hiệu lực từ 1.7), bảo đảm có hiệu lực với thời điểm có hiệu lực của luật Kinh doanh bất động sản. Do vậy, khi thời điểm có hiệu lực của luật Kinh doanh bất động sản thay đổi thì cần thiết phải sửa đổi hiệu lực của khoản 2, điều 209 luật Các tổ chức tín dụng quy định về hiệu lực của khoản 3, điều 200 và khoản 15, điều 210 của luật này để bảo đảm áp dụng đồng bộ quy định pháp luật, bảo đảm chặt chẽ khi nhận tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.

Báo cáo thẩm tra tại phiên họp, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, việc các luật sớm đi vào cuộc sống không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ra của Quốc hội khi biểu quyết thông qua các luật này. 

Tuy vậy, ông Thanh nêu rõ, Ủy ban Kinh tế đánh giá, việc sửa đổi hiệu lực sớm hơn 5 tháng đối với các luật mới được thông qua, chưa có hiệu lực, có nhiều nội dung mới, quan trọng, phức tạp, tác động lớn cần phải được cân nhắc hết sức thận trọng. 

Thay vào đó dành thời gian còn lại chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng các văn bản hướng dẫn chi tiết, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi, tạo sự thống nhất trong nhận thức thực thi các luật, bảo đảm hiệu quả khi triển khai.

 

Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khơi thông nguồn lực - Ảnh 2.
Đại diện Chính phủ tại phiên thảo luận

 

 

Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Kinh tế cho rằng, với nội dung hồ sơ dự án luật đã gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thẩm tra thì dự án luật chưa đủ điều kiện để thông qua tại kỳ họp thứ 7. Tuy vậy, ông Thanh cho rằng, có thể xem xét nếu hồ sơ dự án luật, dự thảo luật được hoàn thiện thêm.

Cụ thể như có giải pháp để bảo đảm điều kiện thi hành; hoàn thiện nội dung điều khoản chuyển tiếp bảo đảm không tạo ra khoảng trống pháp lý do hiệu lực của luật và điều khoản chuyển tiếp khác nhau; không gây ra mâu thuẫn với các luật liên quan; có giải pháp để khắc phục những tác động bất lợi (nếu có)...

Không gây vướng mắc, ách tắc, khó khăn 

Kết luận nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai, luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản, luật Các tổ chức tín dụng tại kỳ họp 7 đang diễn ra. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương, sớm ban hành việc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành các văn bản hướng dẫn, đảm bảo chất lượng, tiến độ, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành luật từ 1.8. Cùng đó, rà soát kỹ các điều khoản chuyển tiếp để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, không chồng chéo, mâu thuẫn trong nội tại các luật, giữa các luật và hệ thống pháp luật.

 

 

 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ nhận diện rõ đầy đủ rủi ro, thách thức, hệ quả tiêu cực của việc điều chỉnh thời gian hiệu lực và điều khoản chuyển tiếp của các luật để có giải pháp kiểm soát, khắc phục.

"Chính phủ cần cam kết, chịu trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội, nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các luật; không tạo khoảng trống pháp luật, pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, hợp thức hóa các sai phạm, lợi ích nhóm", ông Hải nêu rõ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng thời đề nghị Chính phủ cam kết không gây vướng mắc, ách tắc, khó khăn cho các địa phương, người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển, không tạo ra hiệu ứng pháp lý tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng chịu tác động, môi trường đầu tư kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng dẫn đến phản ứng xã hội, khiếu nại, khiếu kiện ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Ông Hải đề nghị Chính phủ nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ dự thảo luật gửi Quốc hội. Ủy ban Kinh tế, phối hợp với Ủy ban pháp luật và các cơ quan thẩm tra chính thức trình Quốc hội xem xét quyết định tại kỳ họp thứ 7 theo quy trình 1 kỳ họp.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ NHÀ TOÀN CẦU

Global Home

Trụ sở chính: 151 Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM.

Điện thoại / Fax: (028) 3848 8666

Hotline: 0888 816 618

Email: info@globalhome.vn

Website: www.globalhome.vn - www.quanlytoanha.org - www.quanlychungcu.org

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin

Nhập email để nhận thông tin mới nhất từ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ NHÀ TOÀN CẦU GLOBAL HOME
Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi