Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã sửa đổi, bổ sung hàng loạt quy định, trong đó có nhiều quy định mới về sang tên sổ đỏ.
Điểm tên những trường hợp không được cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024?
Những mốc thời gian quan trọng cần lưu ý khi sang tên sổ đỏ để tránh ‘tiền mất tật mang’
Muốn ‘thêm đất’ vào sổ đỏ, phải hợp thức hoá bằng cách nào?
Luật Đất đai 2024 đưa vào có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 có quy định chi tiết về việc sang tên sổ đỏ cho các trường hợp.
Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024, đáp ứng đủ các điều kiện sau người sử dụng đất được sang tên sổ đỏ:
- Người sử dụng đất có Giáy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ);
- Đất được sang tên không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án quyết định của Tòa án, quyết định, phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án dân sự hoặc đang trong thời hạn sử dụng đất; sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Luật Đất đai 2024 đã bổ sung thêm điều kiện sang tên sổ đỏ đối với bên chuyển nhượng là quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định theo Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể, các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: Kê biên tài sản đang tranh chấp, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
Luật Đất đai 2024 cũng quy định người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì ngoài các điều kiện trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Trong trường hợp mua, bán tài sản gắn liền với đất, quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 46 của Luật này về bán tài sản gắn liền với đất, quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.
- Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 47 của Luật này chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất của cá nhân là người dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất theo quy định phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 48 của Luật này về thực hiện quyền sử dụng đất có điều kiện.
Với bên nhận sang tên sổ đỏ, Luật Đất đai 2024 quy định chỉ còn 3 trường hợp sau không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm:
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân
- Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó.
- Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.